Ba cõi không an như nhà lửa. Đâu miền chân lạc khỏi tang thương. Người vô thường, cảnh vô thường. Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng. Quay về biển giác thanh lương.
"Quá khứ ăn mòn cuộc đời tôi và Phật giáo như phương pháp chữa bệnh, giúp tôi thoát khỏi sự trầm cảm. Tôi biết, đó là một quyết định đúng đắn. Lần đầu tiên đến với Phật giáo, tôi thấy mình đã tìm lại được chính mình”. (Richard Gere)

Khi Richard Gere đến Ấn học thiền, ngay cả khi đức Dalai Lama cũng dành thời gian cho người học trò nổi tiếng của mình. Tôn giáo đã thực sự trở nên cuốn hút trong việc chọn lựa đối với nghề diễn viên ở Mỹ. Những ngôi sao điện ảnh cần nó để xoa dịu cái tôi. Thế nhưng, với một người đáng yêu như Gere, thiền có thể là con đường để vuợt qua tính tự tôn.

Khi Gere suy nghĩ về thời thơ ấu của mình, anh hình dung về sự trâm cảm, ủ ê, về việc đánh mất tuổi trẻ trong chiếc áo jacket bằng da và mái tóc dài. Thời đó, rất nhiều người cầm trên tay bộ sách Tồn tại và không tồn tại của nhà chủ trương thuyết Hiện sinh Jean-Paul Sartre. Một số ngươi chất chứa ý tưởng tự sát và ngập ngừng bước vào Khoa tâm lý ở New York.

Một số khác nhớ về chàng trai Richard Gere là sự hấp dẫn nhiều hơn là tính hiện sinh. Joanne, chị gái của Gere hồi tưởng lại, ở thành phố Syracuse, quê hương Gere, nhiều cô gái đã băng qua đường, lao vào anh ta. Gere là một chàng trai lực lưỡng, đầy quyến rũ, đã tạo sự chú ý của một nhà đạo diễn sân khấu, người đã chia sẻ chiếc phòng bé nhỏ của ông ở khu diễn viên thị trấn vào thập niên 1960. Tựa như đoạn cuối của vở diễn, người đạo diễn nhớ lại với vẻ tiếc nuối về chàng trai lực sĩ đầy sinh lực sống. Đó là lý do giải thích vì sao sự nhận thức về chính bản thân và những khái niệm bên ngoài luôn mâu thuẫn nhau.

Sự hấp dẫn giới tính không giúp Gere trở thành một ngôi sao điện ảnh. Vượt qua hình ảnh của một gã trai bao, Gere trở thành một diễn viên cao cấp, tất cả dựa trên nền tảng của hiện tượng sexy trong môi trường hoạt động của anh.

Thế nhưng, nó chỉ là phút thoáng qua trong nội tâm của Gere, chúng đưa đẩy anh trở thành một Phật tử. Một thanh niên chán chường đã tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và con đường thoát khỏi tuyệt vọng. Cuối cùng, anh đã tìm thấy cả hai - không chỉ là những tác phẩm của Sartre mà còn là tôn giáo phương Đông. Anh giải thích về cuộc đời mình: "Quá khứ ăn mòn cuộc đời tôi và Phật giáo như phương pháp chữa bệnh, giúp tôi thoát khỏi sự trầm cảm. Tôi biết, đó là một quyết định đúng đắn. Lần đầu tiên đến với Phật giáo, tôi thấy mình đã tìm lại được chính mình”. (Richard Gere)

Gere là một người Phật tử nổi tiếng ở phương Tây, sau đức Dalai Lama. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người cảm thấy khó khăn để dung hòa sự thành công ở Hollywood và niềm tin tôn giáo. Playboy cật vấn: “Tu sĩ hay đàn ông”, ai thể hiện tính khôn ngoan?

Khi Hollywood có được một nhận thức vĩ đại về tâm linh và bắt đầu tán dương những đức tính nội tâm trong thế giới này, rằng khi những món tiền thưởng hết sức hời hợt, thì sự hoài nghi chuyển thành lòng mộ đạo hết sức dễ dàng. Nhiều ngôi sao tự cho mình quyền chuyển đổi niêm tin, quyết tâm đeo đuổi hướng đi sau cùng (và lời hứa trẻ mãi, thành công liên tục trong đời sống thánh thiện). Những ngọn gió tâm linh đang liên tục thổi ngang qua Hollywood. Đầu tiên là Phật giáo, kế đến là Khoa học. Và, những năm vừa qua, nhiều ngôi sao điện ảnh đã tin theo những điều đạo đức đáng ngờ của phong trào Kabbalah, một học thuyết mới của thành phố điện ảnh.

Phần lớn cư dân Hollywood đều là những người lập dị với tinh thần tự do sai quấy. Họ sống không biết kiêng kỵ, có vẻ lạnh lùng và luôn lặp đi lặp lại điệp khúc từ bài thuyết giảng về sự hy sinh cho niềm khoái lạc trần gian. Lòng mộ đạo không có chỗ đứng ở đây, và cũng chẳng có lời răn dạy cua đấng thiêng, như truyền thống Judeo-Christian. Ngược lại, Phật giáo mang trọn chức năng chữa bệnh mà Gere là một trường hợp minh họa rõ ràng. Nó tập trung vào từng cá thể, nhấn mạnh đến lòng tự trọng và sự an lạc. Tôn giáo, từ đó, trở thành một yếu tố năng động trong cuộc sống, đồng hành cùng bác sĩ tâm lý, người huấn luyện Goya, tư vấn dinh dưỡng, và là nhà huấn luyện nhân tính. Trong Hollywood, tài năng chỉ được nhìn qua lăng kính của sự thành công về tiền bạc, và sự thành công cũng có nghĩa là sự sung mãn về thể lực lẫn tinh thần.

Khoa học học và Kabbalah, cụ thể, tái xác lập danh tính tôn giáo của mình như một trại huấn luyện tinh thần. Hai phong trào này hứa hẹn với các môn đồ về sự thành công sau cùng, ngay cả trong cảnh giới trần tục nhất. Họ đảm bảo sẽ giúp thực hiện ái dục tốt hơn, trả lương bổng cao hơn và sự thành công về chuyên môn vĩ đại hơn. Cả hai xuất hiện để thỏa mãn tham vọng của bất cứ ngôi sao Hollywood nào.

Trong thời đại công nghiệp, khi mà mọi thứ được tán thán “không ai biết được mọi thứ” như là một nguyên tắc cơ bản, những viễn tưởng về sự thành công làm thỏa mãn mọi nhu cầu, những điều mà Gere có thể hiểu được. Họ tán dương sự ổn định trong một thế giới, nơi sự thành công và danh tiếng là nguyên tắc mấu chốt cho toàn bộ những yếu tố mơ hồ và mọi người luôn luôn tốt như đoạn cuối của bộ phim. Và, họ đang xiển dương tư tưởng: năng lực cá nhân đạt được tạo ảnh hưởng lên con đường phát triển tự thân. Điều này, không nghi ngờ gì, đang là yếu tố thuyết phục những nghệ sĩ đang thời kỳ sung mãn nhất.

Chuyện kể rằng, Gere chất đầy quần áo trên giường sau khi nổi nóng với vai diễn trong bộ phim The Lords of Flatbush vào những năm giữa thập niên 1970, và sau đó, anh ta đến tu thiền.

Hiện nay, anh dành ít nhất 45 phút mỗi ngày cho việc tu hành, thức dậy từ 4:30 sáng nếu thấy cần. Bởi vì, anh nói: “Việc quán chiếu nội tâm giúp cho anh thư giãn, làm giảm căng thẳng trong công việc hằng ngày. Hầu hết.mọi phương pháp thiền đều nhằm mục đích nhìn vào tâm. Khởi đầu, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sao mọi thứ xung quanh huyên náo quá. Bạn sẽ không có ý tưởng bao nhiêu loại khỉ đang nhảy nhót xung quanh, và cũng chẳng quan tâm sự rối rắm thế nào. Bạn nhìn thẳng vào cái bạn đang nhận thức tâm là gì, bạn đang thuần hóa nó và một khi đã làm được thì bạn sẽ có được sức mạnh của mình”.

Gere chẳng bao giờ lợi dụng niềm tin để phục vụ cho sự nghiệp của mình. Ngược lại, anh sử dụng kiến thức để thoát khỏi tính tự kỷ hơn là làm công cụ tôn vinh tinh thần và đề cao cái tôi. Gere thật sự là người đầy nhiệt huyết, đang nỗ lực tìm kiếm con đường vượt qua sự đam mê hình ảnh chính mình.

Gere luôn tỏ ý thích thú quan điểm tánh Không của tôn giáo phương Đông này. Anh nói: “Tôi sẽ biến mất là điều rất phù hợp với tôi. Tôi có thể bị phủ nhận và vì thế mà có nhiều nỗi đau vì sự không có tôi. Và, tôi vẫn tiếp tục hy vọng điều đó sẽ xảy đến, nhưng tôi nhìn nó một cách khác biệt nhẹ nhàng”.

Trong một thành phố mà cái tôi được thổi phồng, Gere đã có hàng chục năm tự hạ thấp mình. Sức mạnh từ bỏ cái tôi đơn thuần chỉ là sự yêu mến mình trong một khuôn khổ thanh tịnh nhất, ở đó, tính khiêm tốn chỉ che đậy sự tự cao. Nói cách khác, quan điểm của Gere là sự bình an đến từ sự sảng khoái hơn là sự cứu rỗi.

Bề ngoài, hành động ẩn mình của Gere hết sức thành công. Các nhà báo tiếp xúc với anh đã quen với việc miêu tả anh là người đàn ông kỳ ảo như làn khói. Anh có tật xấu là hay lẫn tránh các cuộc phỏng vấn, đặc biệt là các câu hỏi xoáy vào đời tư. Thay vào đó, anh thích xoay câu chuyện theo các đề tài về chính trị và Phật giáo. “Bạn được tự do khi không xem mình là trung tâm của cuộc đời”, anh nhấn mạnh.

Và danh tiếng? Tất cả các ngôi sao Hollywood đều nói rằng họ rất ít quan tâm đến danh tiếng và chỉ chấp nhận do nghề nghiệp của mình. Rất ít người đáng tin. Thế nhưng, với Gere, sự xác nhận là đúng: “Danh tiếng vang xa là nguồn gốc của mọi sự phiền toái”. Dường như anh nhận thức được vai diễn nhỏ bé của mình trong một bức tranh lớn. Mấy năm trước, anh đã nói mình cảm thấy thoải mái khi sự nổi tiếng đến từ những thiện duyên.

Hành trình tu tập đã biến anh từ một anh chàng trai bao thành một nhà vận động chính trị xã hội. Bây giờ anh có thể chứng minh cuộc sống không chỉ luẩn quẩn quanh cái tôi. Là một môn đồ của trường phái Phật giáo Gelugpa, vài lần trong năm, anh đến miền Bắc Ấn, tu hành dưới sự hướng dẫn của đức Dalai Lama. Như thế, anh vừa là một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng thế giới vừa là nhà hoạt động chính trị.

Tất cả đều là niềm tin, vì sao Phật giáo có thể giúp Gere chứng ngộ và phát triển trí tuệ, điều mà những người bạn của anh tin rằng anh đã đạt được? Tại sao không là Thiên Chúa giáo, một tôn giáo nuôi dưỡng anh lớn lên? Là con của một nhân viên bảo hiểm ở tiểu bang New York, gia đình Gere thuộc tầng lớp trung lưu. Anh là một trong năm đứa trẻ có cha mẹ hát trong thánh ca đoàn mà chúng được nghe hằng chủ nhật.

Việc thay đổi tôn giáo ở Mỹ diễn ra hết sức bình thường so với châu Âu. California, “miền đất của những giấc mơ”, đã lôi cuốn những người vốn ngượng nghịu trước đám đông, bị ràng buộc tôn giáo quê hương, có thể công khai sống hòa hợp trong moi hình thái tâm linh năng động. Điều răn đầu tiên của tiểu bang toàn cầu này là hãy tìm kiếm một tôn giáo thích hợp với mình nhất. Nếu có sự xung khắc với tôn giáo của cha mẹ, California sẽ là nơi giúp bạn chọn lựa.
Những nhà văn thuộc nhóm The Beat Generation của thập niên 1950 chịu trách nhiệm truyền bá Phật giáo vào đất nước Hoa Kỳ. Điều đó thuận với sự phản kháng tư tưởng độc tôn. Con đường cách mạng của Phật giáo là không có một đấng tôi cao chủ trì, vì thế, mọi thứ là một phần của chỉnh thể vĩ đại trong trật tự của vạn vật.

Tất nhiên, the Beats chẳng bao giờ đoán được tầm ảnh hưởng mà Phật giáo đã bao phủ lên trên mọi tôn ti và trật tự vốn rất chặt chẽ của Hollywood. Thế nhưng, chí ít, đức Dalai Lama cũng thấu hiểu được sự ngớ ngẩn vô tình của nền công nghệ phim ảnh. Lần đầu tiên gặp Gere vào những năm đầu thập niên 1980, Ngài đã hỏi ngôi sao điện ảnh này có phải đó là cảm xúc thật của anh khi thể hiện trên màn ảnh. Gere đáp, cảm xúc đó có thể làm cho người xem tin thật. Ngài phá lên cười. Rõ ràng, người đệ tử hết sức bối rối vì sự thích thú của Thầy.

Susanne Weingarten (*)

GIA QUỐC dịch
(Theo Spiegel Online, 20-12-2006)

(*) Susanne Weingarten là nhà báo của tạp chí Spiegel. Đức. Bài báo của ông thể hiện sự ngưỡng mộ con đường tu tập của ngôi sao điện ảnh Mỹ Richard Gere.