NGHI THỨC CĂN BẢN HÀNH TRI CHÂN NGÔN
Sa môn Thich Quảng Trí biên soạn và truyên bá
( Trích trong Bộ Quán Thế Âm Bồ Tát A-Lợi-Đà-la Đà-la-ni Kinh thuộc tủ sách Mật tạng do Dịch giả: Sa môn Thích Quảng Trí dịch từ Hán ra Việt và do Gia đình Cư sĩ Liên Hoa ấn tống năm 1981)
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Xưa Đức Như Lai giáng sinh, đem Đạo Pháp giáo hoá mọi người, xiển dương Đại Thừa, dẫn dắt quần mê, mở bày ra muôn Pháp, mục đích duy nhất là làm thế nào để chúng sanh đạt đến bờ Giác ngộ, giải thoát.
Về phần nghiên cứu giáo Pháp của Đức Thế Tôn thì đã sẵn có Tam thừa giáo lý, Mười hai Bộ chân kinh bí điển, tùy trí tuệ mà tham học.
Về phần thực hành cũng có sẵn tám vạn bốn ngàn diệu pháp chánh truyền, tùy căn cơ mà tu tập.
Vì vậy, có người niệm Phật, tụng Kinh, tham thiền, trì chú v.v…nhưng gần đậy, số người hành trì Chân ngôn Mật giáo một ngày một nhiều, không kém số người niệm Phật , tham thiền của Tịnh độ tông và Thiền tông.
Hành trì Chân ngôn thực ra phải theo đúng Nghi quỹ, Đàn pháp nhất định mới đạt được kết quả Tất địa viên mãn. Nhận thấy một số hành giả trì tụng Chân ngôn mà không y theo một nghi thức nào nhất định, có lẽ vì gia duyên ràng buộc, thiếu thốn phương tiện, không thể tu tập theo những Nghi thức dành cho các bậc thượng căn như trong Mật tạng qui định. Vì vậy, chúng tôi cố gắng làm hết sức mình để cho tập “Nghi thức căn bản hành Chân ngôn” ra đời hầu giúp quý hành giả có một nghi thức phổ thông, tổng quát, giản lược nhưng vẫn đầy đủ, dùng chung cho tất cả Chân ngôn, thông cả năm Bộ, lại dễ hiểu, dễ thực hành, ngoại trừ những Nghi thức đặc biệt.
Sách Pháp Uyển viết: “Kẻ đạo, người tục tụng kinh, trì chú không được công hiệu hoặc vì văn tự thiếu sót, hoặc tiếng đọc không đúng cách”. Vì vậy, trong Nghi thức nầy, chúng tôi ghi chép Chân ngôn đúng theo Phạm âm hầu mong quý hành giả tu tập mau được linh nghiệm. Phần ấn khế của Chân ngôn, chúng tôi không ghi chép ra nơi đây, vì nhận thấy quý vị phần đông là Phật tử tại gia, thiếu phương tiện lập Đàn, lập thất để tu tập đầy đủ ấn chú, nên Nghi thức nầy có thể trì tụng tại bàn Phật trong gia đình mà không phải sợ vi phạm các điều cấm kỵ trong Chân ngôn, Ấn chú.
Phàm tu Chân ngôn, hành giả phải định thời khoá nhất định, hoặc 1 thời, 2 thời, 3 thời, 4 thời cho đến 6 thời, tùy theo phương tiện của mình để sự tu tập không bị gián đoạn.
Lại nữa, trước khi vào Đàn tu tập phải tắm rửa, súc miệng, lòng chí thành vì lục đạo chúng sanh mong cầu giải thoát, phát tâm Bồ đề, tinh tấn dũng mãnh không bỏ qua một thời khoá nào. Khi hạ thủ công phu tu tập, dầu thấy các cảnh giới lạ cũng không nên phô bày với người khác. nếu với đồng đạo mà không vì danh lợi, kính khen thì có thể trình bày chút ít.
Trong thời Mạt pháp nầy, căn cơ chúng sanh thấp kém, nghiệp chướng sâu dày, nếu không nhờ vào tha lực của Chân ngôn hay Hồng danh của chư Phật thì khó có thể ra khỏi biển sanh tử, đạt đến bờ Giác ngộ. Ngưỡng mong chư Phật tử, chư hành giả vì đường sanh tử mà cố gắng tinh tấn trì chú, niệm Phật, trước độ mình, sau nữa độ chúng sanh, cùng nhau tiến dần đến cảnh trí an lạc, hầu khỏi phụ hoài bảo xuất thế độ sanh của Đức Phật và công phu giáohoá của Lịch Đại Tổ Sư.
Xin nguyên đem công đức nầy hồi hướng cho nhất thiết pháp giới chúng sanh đồng ngộ Phật tâm, đồng thành Phật đạo.
NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT
Kính đề
Tỳ kheo THÍCH QUẢNG TRÍ
LIỂU QUÁN TỰ
629/128 Lạc Long Quân - Tân Bình
NGHI THỨC CĂN BẢN HÀNH TRÌ CHÂN NGÔN
* Thiết lập Đạo tràng, thiêu hương tán hoa, tu pháp Chân ngôn nào thì thờ Bổn tôn của Chân ngôn đó. nếu không đủ, thì thờ một Tượng Phật nào cũng được.
* hành giả phải tắm rửa sạch sẽ trước khi vào đạo tràng. trước Tôn tượng Bổn tôn ý chí phải kiên thành tưởng như có Bổn tôn trước mặt, tưởng như vậy xong chí thành đảnh lễ Tam Bảo. Trước ần phải đọc :
1)- TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN :
- Om- Rôm ( 7 lần )
2)- TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN NGÔN :
- Om- Xoa-ba-va Sút-đa Sạt-va Đạt-ma Xoa-ba-va Xút-độ Ham ( 7 lần )
3)- AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN :
- Na-ma Sa-măn-tá Bút-đa-nâm. Om- Đờ-rịt Thi-vi-dê Xoá-ha ( 7 lần )
4)- PHỔ CÚNG DƯỜNG CHÂN NGÔN :
- Om- Ga-ga-na Sam-ba-ra Vắc-ra Hốc ( 7 lần )
Khi đọc chú nầy, tưởng hương hoa, đồ ăn uống dâng cúng biến ra rất nhiều cúng dường tất cả chư Phật, Hiền Thánh và lục đạo trong mười phương.
5)- PHỔ LỄ CHÂN NGÔN :
- Om- Vắc-ra Vít ( 7 lần )
Khi đọc chú nầy, tưởng than mình ở khắp các cõi nước mười phương đương đảnh lễ Chư Phật, Bồ tát v.v…
6)- ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT, BỔN TÔN, TAM BẢO :
hành giả đảnh lễ xong, ngồi bán già hoặc kiết già trước Bổn Tôn, khởi công niệm tụng Đại Luân Kim Cang :
- Na-mát Xơ-tờ-ri-da Đi-vi-ca-nâm Ta-tha-ga-ta-nâm Am-vi-ra-ti Vi-ra-ti Ma-ha Chắc-cờ-ra Vắc-ra Xa-ta Xa-ta Xa-ra-tê Xa-ra-tê Tô-ra-di Tô-ra-di Vi-đa-ma-ni Xâm-bam-ra-ni Tờ-ra-ma-ni Xít-đa Gai-da Tô-ra-ni Xoá-ha ( 7 lần )
7)- KẾT ĐÀN CHÚ :
- Om- Vắc-ra Chắc-cờ-ra Hùm, Rắc Hùm , Vam Hốc ( 7 lần )
Khi đọc tụng 2 chú trên thì trên hư không Chư Phật sẽ vì hành giả kết Đàn , nếu không đủ phương tiện sắm sửa cúng dường ….đọc Chú nầy sẽ đầy đủ, mau thành sở nguyện.
8)- TỐC TẬT THÀNH TỰU NHẤT THẾ CHÂN NGÔN :
- Om- Ta Ta Tu Ti Ti Ti Ti , Tu Tu Tu Tu Vắc-ra Xắc-đô Rắc Hùm Vam Hốc, Hờ-rịt Hắc Hùm Phạt Hùm ( 21 biến )
Tụng Chú nầy thì tu Chân ngôn mau thành tựu .
9)- GIA TRÌ SỔ CHÂU CHÂN NGÔN :
Hành giả hai tay nâng chuổi để trước ngực .
- Om- Vairocana Mala Svaha ( 7 lần )
10)- CĂN BẢN CHÚ :
Đến đây, hành giả tự một Chân ngôn nào nhát định mà hành trì . Có thể đó là Đại-bi Chú, Ngũ Bộ chú, Chuẩn-Đề v.v… tụng nhiều ít, tuỳ thời gian của mình. mỗi biến, Mỗi hột chuổi.
11)- PHỤNG TỐNG CHÂN NGÔN :
- Om- Vắc-ra Múc-cờ-xá-múc ( 7 lần )
Niệm tụng xong, tụng Chú nầy đưa Bổn-Tôn Hiền Thánh trở về Bổn cung.
Hành giả nếu kiêm niệm Phật thì tới đây, bưng chuổi mà niệm. Bằng không đứng dậy phát nguyện hồi hướng mà ra Đạo tràng